Lỵ amip gây bệnh đường ruột, lây nhiễm qua đường tiêu hóa với tỷ lệ cao, không phân biệt lứa tuổi, giới tính và nếu để kéo dài không được điều trị đúng cách sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Vì vậy, việc tìm hiểu về lỵ amip để phòng chống bệnh là vô cùng cần thiết.

Tìm hiểu chung về lỵ amip

Lỵ amip là bệnh lý nhiễm trùng đường ruột do ruột già bị nhiễm ký sinh trùng Entamoeba histolytica, làm xuất hiện một số biểu hiện lâm sàng như tiêu chảy nhiều ngày không đỡ, vị trí tổn thương có thể ở ngoài ruột như áp xe gan, màng phổi,….

vi-khuan-ly-amip
Hình ảnh nhận diện vi khuẩn Lỵ amip

Đặc điểm mầm bệnh của lỵ amip

Thuộc lớp đơn bào, vòng đời của lỵ amip được chia làm 2 thời kỳ là thời kỳ hoạt động và thời kỳ nghỉ, bị tiêu diệt ở nhiệt độ 45 độ C sau 30 phút và 85 độ C sau vài giây, được chia làm 3 thể:

  • Thể hoạt động lớn của lỵ amip xuất hiện ở khu vực nhiều chất nhầy và máu của người cảm thụ, có kích thước 15 – 30 micromet và hoạt động mạnh nhất ở môi trường có nhiệt độ 37 độ C và nồng độ pH là 6,5
  • Thể hoạt động nhỏ thường sống trong đại tràng và có kích thước dao động từ 8 – 25 micromet, chuyển động chậm hơn thể hoạt động lớn
  • Thể kén được tạo thành từ thể hoạt động nhỏ, có hình oval hoặc hình tròn với kích thước 10 – 14 micromet. Thể kén có 1 nhân với 2 lớp bỏ, khi lớn phân chia thành 4 nhân, đóng vai trò lây bệnh.

Khả năng gây bệnh của lỵ amip

Lỵ amip đi vào cơ thể qua đường ăn uống và tấn công vào thành ruột và tiết ra các men tiêu protein dẫn tới hoại tử tế bào niêm mạc ruột, gây ra xung huyết niêm mạc rồi dần hoại tử, tạo thành các vết loét.

  • Kén lỵ amip ban đầu sẽ tồn tại dưới dạng các nang trong đường tiêu hóa và ủ bệnh trong khoảng 1 – 2 tuần sau đó khởi phát từ từ và xuất hiện một số biểu hiện lâm sàng chủ yếu như mệt mỏi, chán ăn, đau bụng,…
  • Lỵ amip thường gây nên các ổ áp xe ở một số cơ quan như gan, não,… và có xu hướng kéo dài, tiến triển thành mãn tính khi không được điều trị đúng cách kịp thời.
  • Nếu bị nhiễm lỵ amip gây bệnh lỵ amip cấp mà không có biện pháp điều trị kịp thời sẽ rất dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như: viêm phúc mạc do thủng ruột, áp xe gan, chảy máu ruột,…
  • Lỵ amip cũng là nguyên nhân co thắt đại tràng cùng một số biến chứng ở ruột như: viêm ruột thừa, viêm phúc mạc, sa trực tràng,…

Con đường lây nhiễm lỵ amip

Con người là vật chủ duy nhất của lỵ amip nên nguồn lây nhiễm này chủ yếu là người sang người.

  • Lây qua đường ăn uống: do ăn phải thực phẩm hoặc qua tay người bị nhiễm khuẩn lỵ amip
  • Lây qua đường tình dục hoặc thụt rửa đại tràng

Cách phòng chống và điều trị lỵ amip

Tìm hiểu và chuẩn bị kỹ càng về các biện pháp phòng chống, điều trị lỵ amip sẽ giúp bạn tránh xa được các hệ lụy ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt, làm việc hằng ngày được bảo đảm, thoải mái hơn.

vi-khuan-ly-amip-2
Cách phòng ngừa và điều trị lỵ amip hiệu quả

Cách phòng chống lây nhiễm lỵ amip

Việc lây nhiễm lỵ amip không phân biệt lứa tuổi, giới tính nên bạn cần lưu ý một số biện pháp để chủ động tự phòng chống bệnh như:

  • Thực hiện ăn uống đảm bảo vệ sinh: ăn chín uống sôi, rửa sạch rau củ quả tươi trước khi sử dụng, hạn chế sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng,…
  • Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn, chế biến thức ăn và sau khi đi vệ sinh để rửa trôi vi khuẩn
  • Xử lý tốt phân thải của người bệnh, không dùng phân tươi bón rau, củ, quả để vi khuẩn lỵ amip không bị lan ra ngoài môi trường cộng đồng

Cách điều trị lỵ amip

Để điều trị được bệnh do lỵ amip gây ra một cách triệt để cần thực hiện đảm bảo đủ 3 nguyên tắc: tiêu diệt lỵ amip, điều trị dứt điểm các triệu chứng và điều trị biến chứng theo các phương pháp:

  • Sử dụng các loại thuốc kháng sinh thuốc nhóm nitroimidazoles, emetin,…
  • Điều trị giảm đau và nhiễm khuẩn phối hợp
  • Điều trị biến chứng bằng các phương pháp can thiệp phẫu thuật như: viêm ruột thừa, áp xe gan, khâu lỗ thủng đại,…

Qua những kiến thức mà chúng tôi cung cấp trên đây, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về lỵ amip cũng như phòng tránh được các bệnh lý mà lỵ amip gây ra. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe!

Tham khảo ngay các loại thuốc chữa đại tràng co thắt tốt nhất giúp trị vi khuẩn lỵ amip hiệu quả tại: https://hoibacsi24h.com/thuoc-chua-dai-trang-co-that-tot-nhat/

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây